23:20 +07 Chủ nhật, 28/05/2023

Trang chủ » Tin tức » Xây dựng Ngành

Quảng cáo giữa trang

Quán triệt, thực hiện nghiêm Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

Thứ hai - 28/09/2020 08:47
Để Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019, của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền (Quy định 205) được tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, tình hình của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ngày 18/6/2020, Ban Cán sự Đảng VKSND tỉnh đã ban hành Kế hoạch quán triệt, thực hiện Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019, của Bộ Chính trị trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk
 
Việc quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019, của Bộ Chính trị để các cấp ủy, tổ chức Đảng, các đơn vị và đảng viên, công chức, người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk nhận biết rõ về các hành vi chạy chức, chạy quyền, hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, từ đó thống nhất về ý chí và hành động, nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là thủ trưởng đơn vị trong thực hiện Quy định số 205-QĐ/TW, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Từ đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của lãnh đạo, cán bộ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc đổi mới công tác cán bộ, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ công chức có chức danh tư pháp Kiểm tra viên, Kiểm sát viên đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm với nhiệm vụ.
 
Về nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể, Kế hoạch đã chỉ rõ:
 
- Môt là, việc quán triệt và tuyên truyền thực hiện Quy định: Ban Cán sử Đảng yêu cầu người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt đầy đủ các nội dung của Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chinh trị đến toàn thể đội ngũ đảng viên, công chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, trong đó nhận diện rõ 06 hành vi chạy chức, chạy quyền và 08 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền nêu trong Quy định.
 
- Hai là, trách nhiệm thực hiện kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ:
 
+ Yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc quán triệt, tổ chức thực hiện các quy chế, quy định của Ngành về công tác tổ chức cán bộ. Thực hiện công khai, minh bạch tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; trong tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật cán bộ hoặc trong tuyển chọn, bổ nhiệm Kiểm tra viên, Kiểm sát viên các ngạch; kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, sai sót, ngăn chặn những tiêu cực (nếu có) trong công tác cán bộ. Khen thưởng kịp thời cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm những người tố cáo hoặc lan truyền các thông tin sai sự thật nhằm hạ thấp uy tín người khác. 
 
+ Các thành viên cấp uỷ, tổ chức Đảng, các đồng chí lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình trong công tác cán bộ. Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá, xác nhận hồ sơ, lý lịch, các giấy tờ có liên quan của nhân sự thuộc thẩm quyền phụ trách. Phải tự giác báo cáo với cấp uỷ, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo quản lý khi có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) là người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thực hiện quy trình công tác cán bộ. ..
 
+ Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng VKSND tỉnh về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020 – 2025; thực hiện điều động hoặc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức được phân công làm công tác cán bộ, công tác nhân sự hoặc theo dõi công tác cán bộ tại một địa bàn, lĩnh vực đã đảm nhiệm công việc 05 năm liên tiếp trở lên hoặc khi thấy cần thiết. Không bố trí những người có quan hệ gia đình (vợ, chồng, bố, mẹ của vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột) cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan theo quy định.
 
+ Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; không được có biểu hiện vận động, tranh thủ, dẫn dắt, thao túng, áp đặt ý kiến chủ quan, tác động, gây nhiễu thông tin, gây sức ép để người khác nhận xét, đánh giá, biểu quyết, bỏ phiếu, quyết định nhân sự theo ý mình. Báo cáo kịp thời, đầy đủ, trung thực, khách quan, đúng bản chất ý kiến của tập thể lãnh đạo với cấp có thẩm quyền, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về công tác cán bộ.
Kể từ khi có thông báo nghỉ hưu, nghỉ chờ hưu hoặc chuyển công tác, phải báo cáo bằng văn bản và phải được cấp trên trực tiếp đồng ý trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ theo thẩm quyền được phân cấp.
 
+ Người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về công tác cán bộ phải nắm vững tình hình và yêu cầu về cán bộ ở địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi. Bảo đảm khách quan, công tâm, trung thực, chính xác, thận trọng, chặt chẽ trong tham mưu về công tác cán bộ; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng, tập thể lãnh đạo VKSND tỉnh đối với những đề xuất, nhận xét, đánh giá, thẩm định nhân sự, hồ sơ nhân sự.
 
+ Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện quy trình công tác cán bộ phải nắm vững và thực hiện đúng thời gian, đầy đủ, nghiêm túc, đúng các nguyên tắc, quy định của Đảng, Nhà nước về quy trình công tác cán bộ. Chịu trách nhiệm về đề xuất của mình và tính chính xác, kịp thời của hồ sơ nhân sự khi được giao thẩm định. 
 
+ Công chức đang được các cấp có thẩm quyền xem xét, thực hiện quy trình công tác cán bộ phải báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác, rõ ràng hồ sơ lý lịch đảng viên, công chức và kê khai trung thực tài sản, thu nhập theo quy định. Tự giác không nhận giới thiệu, quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng nếu bản thân thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, uy tín, năng lực, sức khoẻ.
 
- Ba là, trách nhiệm thực hiện chống chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền
 
+ Phải đánh giá thực chất nhân sự được giới thiệu bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp. Kiên quyết không đưa những người không xứng đáng, không bảo đảm tiêu chuẩn, những người chạy chức, chạy quyền vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
 
+ Các cấp uỷ, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phát hiện, tiếp nhận thông tin liên quan hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thấm quyền xử lý; cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thâm quyền trong quá trình kiêm tra, xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền ở cơ quan, đơn vị mình; bảo vệ và khen thưởng kịp thời những cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo đúng các hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền; đồng thời, xử lý nghiêm những người tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng uy tín người khác.
 
+ Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm phát hiện và lắng nghe ý kiến của Nhân dân để phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền về hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.
 
- Bốn là, xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền và bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền
 
+ Kiên quyết thu hồi, hủy bỏ các quyết định không đúng về công tác cán bộ. Xử lý kịp thời, nghiêm minh những đơn vị, cá nhân lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.
 
+ Đảng viên, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh có hành vi chạy chức, chạy quyền hoặc bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền thì bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành; nếu là cán bộ công chức đang công tác thì tùy theo hình thức bị kỷ luật còn bị áp dụng các biện pháp xử lý trách nhiệm theo đúng Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị.
 
+ Đối với các hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền liên quan đến việc đưa, nhận hối lộ hoặc các hành vi vi phạm khác đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật./.

Tác giả bài viết: Trần Thanh Dương

Nguồn tin: Phòng 15 VKSND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Liên kết Website


Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 48

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 47


Hôm nayHôm nay : 25762

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 779799

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 57409634