Sau hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, ngành KSND tỉnh Đắk Lắk với sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực.
Trong những năm qua, trong phạm vi công tác của mình bên cạnh việc luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành tại địa phương, Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh luôn xác định nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân là một nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài, trong quá trình tổ chức thực hiện, Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh yêu cầu các đơn vị, bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt trong cơ quan, đơn vị mình thì tùy theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi công tác, các đơn vị phải phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan hữu quan ở địa phương để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 và các Thông báo, Kết luận, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đảng viên, cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và cho đảng viên, cán bộ, công chức, người lao động ngành KSND tỉnh nói riêng.
Qua hơn 15 năm tổ chức và thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở các đơn vị trong ngành KSND tỉnh đã có những chuyển biến tích cực; hình thức và nội dung tuyên truyền ngày càng đa dạng, dễ hiểu và được triển khai sâu rộng; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tuyên truyền trong ngành KSND tỉnh đã được củng cố, kiện toàn đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới. VKSND hai cấp trong tỉnh đã bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được nêu trong các chỉ thỉ, thông báo, kết luận nêu trên, đồng thời lồng ghép việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngành theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện Chỉ thị đạt hiệu quả cao.

Tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc tại chỗ
- Nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không ngừng được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành KSND tỉnh nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, năm 2011, VKSND tỉnh đã quyết định thành lập Ban biên tập quản lý hoạt động Trang thông tin điện tử của ngành KSND tỉnh với 10 thành viên, do đồng chí Viện trưởng VKSND tỉnh làm Trưởng ban; năm 2012, VKSND tỉnh đã quyết định thành lập Tổ Tuyên truyền VKSND tỉnh Đắk Lắk gồm 07 thành viên do 01 đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tỉnh làm Tổ trưởng và Tổ Cộng tác viên tuyên truyền ngành KSND tỉnh gồm 44 tổ viên là cán bộ, công chức các đơn vị trong ngành KSND tỉnh; có 06 cộng tác viên thường xuyên của Trang thông tin điện tử VKSND tối cao, Tạp chí kiểm sát và Báo bảo vệ pháp luật; năm 2017, Viện trưởng VKSND tỉnh quyết định cử 01 công chức ngành KSND tỉnh tham gia làm thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh và đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh đối với 02 công chức ngành KSND tỉnh.
Chi Hội luật gia VKSND hai cấp cũng đã cử thành viên là những Kiểm sát viên, Kiểm tra viên có năng lực và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc phục vụ nhân dân để tham gia Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật của Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng hai cấp, góp phần tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho các tầng lớp nhân dân ở địa phương.
- Nội dung, hình thức, mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn: xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, vì vậy, trong những năm qua, ngành KSND tỉnh đã trực tiếp hoặc chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan có biện pháp tuyên truyền, giáo dục đến các tầng lớp nhân dân về đạo đức, lối sống, tôn trọng pháp luật, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong đó, với chức trách, nhiệm vụ của mình, ngành KSND tỉnh đã có những hình thức tuyên truyền pháp luật cho cán bộ công chức và nhân dân ở địa phương một cách phù hợp, hiệu quả như: qua các buổi tham gia trợ giúp pháp lý; qua thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại các phiên tòa, nhất là các phiên tòa lưu động ở nơi xảy ra tội phạm; qua trang thông tin điện tử của Ngành để tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, văn bản pháp luật mới ban hành, chuyên đề, lĩnh vực hoặc theo hướng dẫn của các cơ quan cấp trên, văn bản liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân…
+ Tuyên truyền thông qua lồng ghép trong cuộc họp, sinh hoạt Cơ quan, đơn vị: thông qua các cuộc giao ban hàng tuần hoặc thông qua sinh hoạt Cơ quan, lãnh đạo Viện, Hội Luật gia VKSND tỉnh đã kịp thời quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức trong Ngành về những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biết là các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, văn bản pháp luật mới ban hành, chuyên đề, hướng dẫn nghiệp vụ mới của Ngành, các văn bản liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
+ Tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật: như đã tổ chức Cuộc thi "Tuyên truyền Luật Tổ chức VKSND năm 2014”; tham gia cuộc thi "Chúng tôi là Kiểm sát viên” do VKSND tối cao tổ chức và xuất sắc đạt giải ba của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; Hội thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông đường bộ và Cuộc thi viết “Tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015”, do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức… qua đó đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh tham gia.
Tuyên truyền pháp luật thông qua tổ chức phiên tòa giả định
+ Tuyên truyền thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại các phiên tòa, nhất là các phiên tòa lưu động ở nơi xảy ra tội phạm: lãnh đạo VKSND tỉnh đã chỉ đạo hai cấp Kiểm sát phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự nói chung, các vụ án phức tạp, được dư luận quan tâm nói riêng, đồng thời nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, góp phần thực hiện tốt công tác đấu tranh trấn áp và phòng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ các cơ quan tư pháp. Trong kỳ VKSND hai cấp đã phối hợp với TAND cùng cấp tổ chức hơn 1.112 phiên toà xét xử lưu động và 704 vụ án trọng điểm nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, đồng thời góp phần tích cực nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ các cơ quan tư pháp, được cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp ghi nhận và đánh giá cao, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Đặc biệt, năm 2018 nhằm giúp cho bà con Buôn kết nghĩa Húk A, huyện Cư Mgar có cái nhìn cụ thể hơn, thấy được những hậu quả to lớn do tai nạn giao thông để lại, VKSND tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp cùng với Đảng ủy, UBND xã CưM’gar và Ban tự quản buôn kết nghĩa Húk A, xã CưM’gar, huyện CưM’gar tổ chức Phiên tòa giả định “ Tuyên truyền luật giao thông đường bộ” tại nhà sinh hoạt cộng đồng buôn Húk A.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoạt động trợ giúp pháp lý: đã đạt được nhiều kết quả tích cức, thông qua công tác công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoạt động trợ giúp pháp lý cán bộ, công chức trong Ngành đã tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân hiểu rõ, chấp hành đúng chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân.
+ Tuyên truyền thông qua phương tiện truyền thông đại chúng: tiếp tục khai thác, sử dụng có hiệu quả Trang thông tin điện tử (Website) của VKSND tỉnh Đắk Lắk để phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền. Trong những năm qua, trang Website của VKSND tỉnh đã biên tập, đăng tải 8.383 tin, bài, hình ảnh của cán bộ, công chức trong Ngành, nội dung tập trung vào việc tuyên truyền về nội dung của Luật tổ chức VKSND năm 2014, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hành chính; Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; thiết kết hơn 150 Banner, khẩu hiệu tuyên truyền... đặc biệt là những nội dung liên quan đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKSND, đảm bảo nhận thức thống nhất và thực hiện hiệu quả;…
Ngoài ra, năm 2015, Tổ tuyên truyền và các phòng nghiệp vụ thuộc VKSND tỉnh đã phối hợp với Truyền hình Kiểm sát nhân dân thực hiện phóng sự “từ vụ tai nạn giao thông"... lộ diện kẻ giết người”, qua đó một phần đã nâng cao trách nhiệm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của VKSND tỉnh Đắk Lắk trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đồng thời tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm chung.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tham gia xây dựng pháp luật: với vai trò và chức năng của mình, những năm qua trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại địa phương, trong phạm vi công tác của mình, ngành KSND tỉnh luôn chủ động, tích cực tham gia ý kiến vào các dự thảo văn kiện, văn bản của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương có liên quan đến công tác pháp luật, công tác tư pháp và công tác quản lý nhà nước trên mốt số lĩnh vực thường xảy ra vi phạm và tội phạm, năm 2016, VKSND tỉnh đã tham mưu cho Thường trực tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 07 - CT/TU ngày 07/4/2016 về việc triển khai thực hiện các đạo luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp được Quốc hội khóa XIII thông qua. Chỉ thị này được phổ biến tới chi bộ Đảng các cấp, đây là một biện pháp chỉ đạo tuyên truyền pháp luật rất hiệu quả. Ngoài ra, ngành KSND tỉnh còn tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các đạo luật hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành như dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức VKSND (sửa đổi),; Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hành chính (sửa đổi); Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), Luật thi hành tạm giữ, tạm giam (sửa đổi)…; hoặc đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trên địa bàn tỉnh xây dựng, ban hành nhiều quy chế, quy định, văn bản phối hợp trong công tác phòng, chống tội phạm, như: Quy chế phối hợp liên ngành Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong việc giải quyết các vụ án hình sự; Quy định phối hợp liên ngành giữa Công an và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong giải quyết các vụ tai nạn giao thông; Quy chế phối hợp liên ngành giữa Viện kiểm sát với các ngành Công an, Bộ đội biên phòng, Thanh tra, Thuế, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk, về quản lý và xử lý các tin báo về tội phạm, nhằm kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin và xử lý các hành vi vi phạm và tội phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh; Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh với Tòa án nhân dân tỉnh về phối hợp tổ chức các phiên tòa xét xử các vụ án hình sự để rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp; Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tỉnh với Cơ quan điều tra Công an tỉnh và Liên đoàn lao động tỉnh trong điều tra, giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu phạm tội…


Chi đoàn VKSND tỉnh tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số buôn kết nghĩa
Ngoài ra, các cấp ủy Đảng, tổ chức đoàn thể và các cơ quan, đơn vị trong ngành KSND tỉnh, thông qua công tác kết nghĩa với buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, hai cấp Kiểm sát trong tỉnh đã cử hàng trăm lượt cán bộ xuống buôn kết nghĩa để nắm tình hình, kịp thời trong nắm bắt những vấn đề được Nhân dân quan tâm. VKSND tỉnh và các Viện kiểm sát cấp huyện đều thông qua công tác kết nghĩa với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội như công tác giữ vững chủ quyền biển đảo, bầu cử, vận động người dân không tụ tập, kích động gây rối trật tự trên địa bàn… Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con buôn kết nghĩa Húc A, huyện Cư Mgar trong việc tìm hiểu, nghiên cứu sách báo, tài liệu, văn bản pháp luật, năm 2012 Chi đoàn Thanh niên VKSND tỉnh đã đóng góp làm 01 Tủ sách pháp luật đặt tại Nhà cộng đồng Buôn với nhiều đầu sách, báo mới phục vụ nhu cầu tìm đọc, tra cứu văn bản pháp luật của bà con trong buôn, giúp cho cán bộ, nhân dân hiểu được các chủ trương, chính sách, những quy định của pháp luật nói chung và về chức năng, nhiệm vụ của VKSND nói riêng./.